• /upload/images/slide/bk5.jpg
  • /upload/images/slide/bk4.jpg
  • /upload/images/slide/bk3.jpg
  • /upload/images/slide/bk2.jpg
  • /upload/images/slide/bk1.jpg
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
TỈNH BẮC KẠN
congdoanbackan.org.vn
Menu
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
TỈNH BẮC KẠN
congdoanbackan.org.vn
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025)-------46 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/02/1979 -17/02/2025)---70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)---70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)-----115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 -08/3/2025)------10 năm thành lập thành phố Bắc Kạn (11/3/2015 - 11/3/2025)-----Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước!----Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội!----Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước!---Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam!----Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo!----Công nhân, công chức, viên chức, người lao động đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!

Khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là quyền lợi chính đáng của người lao động được hưởng

Cập nhật lúc 10:24 - 07/03/2022 (GMT +07:00)

Điều 2, Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động (số 84/2015/QH13) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ IX thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 quy định hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các chi phí khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (KSK, KBNN) do người sử dụng lao động chi trả. Đây là một trong những quyền lợi mà người lao động được hưởng khi làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Mặt khác, việc tổ chức KSK, KBNN cũng giúp người sử dụng lao động nắm được tình trạng sức khỏe người lao động từ đó bố trí công việc phù hợp, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, các bệnh phát sinh liên quan đến yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp. Đối với người lao động sẽ kịp thời phát hiện được các vấn đề về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh; chẩn đoán sớm các bệnh, nhất là các bệnh không có các biểu hiện ra bên ngoài, tạo điệu kiện thuận lợi cho việc điều trị có hiệu quả cao, giảm chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.

Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia khám sức khỏe định  kỳ hằng năm do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức

Thực hiện các quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, việc tổ chức KSK, KBNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã từng bước được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm triển khai, đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của các cấp công đoàn để việc triển khai được hiệu quả. Đối với LĐLĐ tỉnh, trên cơ sở các văn bản quy định của pháp luật và nắm bắt tình hình thực tế, đã có văn bản kiến nghị và được Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu, ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện việc KSK, KBNN cho cán bộ, công chức, người lao động theo đúng quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Để nâng cao trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong việc quan tâm chăm lo quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, người lao động, LĐLĐ tỉnh đã đưa nội dung “Công đoàn cơ sở phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đoàn viên, người lao động”  thành tiêu chí đánh giá, xếp loại, xét thi đua của các công đoàn cơ sở hằng năm; ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn về Chương trình chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên, cán bộ công chức viên chức, người lao động với những ưu đãi, quan tâm đặc biệt đến đội ngũ đoàn viên, người lao động trong tỉnh. Bổ sung chỉ tiêu thực hiện trong nhiệm kỳ 2018 - 2023: “Phấn đấu ít nhất 50% công đoàn cơ sở phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động”.

Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã chủ động đề xuất, kiến nghị cấp ủy, Ủy ban nhân dân cùng cấp có văn bản chỉ đạo thực hiện tại các địa phương; ký thỏa thuận hợp tác với các đơn vị thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động. Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện; tích cực tuyên truyền, quán triệt đoàn viên, người lao động về lợi ích của KSK, KBNN đối với chính bản thân họ.

Từ sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức công đoàn nên nhiều đoàn viên, người lao động đã được KSK, KBNN, trong đó năm 2021 toàn tỉnh có 275/692 công đoàn cơ sở (do LĐLĐ tỉnh quản lý) phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho 8.235 đoàn viên, người lao động. Một số địa phương, ngành có tỷ lệ đơn vị khám sức khỏe cao như: Công đoàn Ngành y tế có 14/15 đơn vị phối hợp tổ chức khám (tỷ lệ 93,3%), Công đoàn ngành Ngành Giáo dục & Đào tạo có 16/18 đơn vị phối hợp tổ chức khám (tỷ lệ 88,9%), huyện Chợ Mới có 50/75 đơn vị phối hợp tổ chức khám (tỷ lệ 66,7%), thành phố Bắc Kạn 43/67 có đơn vị phối hợp tổ chức tổ khám (tỷ lệ 64,2%), huyện Ba Bể có 42/81 đơn vị phối hợp tổ chức khám (tỷ lệ 51,9%)… Bên cạnh đó vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện hiện việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, một số đơn vị có tổ chức khám nhưng không thường xuyên, kinh phí hỗ trợ của công đoàn cơ sở. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động ở một số đơn vị nhận thức chưa đúng, cộng thêm với những khó khăn về tài chính, ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19. Người lao động thiếu kiến thức về các quyền lợi của mình hoặc nhận thức chưa thật đầy đủ về tầm quan trọng và hiệu quả của việc KSK, KBNN nên họ chưa thực sự quan tâm, chưa đấu tranh đòi hỏi quyền lợi này của mình. Công đoàn cơ sở ở một số đơn vị chưa kịp thời đề xuất, kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện; việc thanh kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng đối với vi phạm chưa được triệt để.

Để thực hiện công tác KSK, KBNN cho người lao động theo đúng quy định, các cấp công đoàn trong tỉnh cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người sự dụng lao động, người lao động về Luật an toàn vệ sinh lao động, văn bản số 3869/UBND-VXNV, ngày 19/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo việc KSK, KBNN cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; chủ động đề xuất đưa nội dung khám sức khỏe vào quy chế phối hợp giữa công đoàn với chuyên môn, thỏa ước lao động tập thể, quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đưa ra bàn thảo tại Hội nghị CBCC, Hội nghị NLĐ; xác định rõ đây là chỉ tiêu thi đua của công đoàn cơ sở để phấn đấu thực hiện; giám sát việc thực hiện KSK, KBNN cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Đối với người sử dụng lao động phải xác định rõ việc KSK, KBNN là trách nhiệm phải thực hiện và là quyền lợi người lao động phải được hưởng theo quy định của pháp luật để hằng năm cân đối và bố trí nguồn kinh phí, xây dựng kế hoạch tổ chức khám cho người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Người lao động cũng cần phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về quyền lợi và lợi ích của việc khám sức khỏe để đấu tranh đòi hỏi quyền lợi được khám và tích cực tham gia khi đơn vị tổ chức khám. Đối với các ngành chức năng cần tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Ngọc Liêm