• /upload/images/slide/bk5.jpg
  • /upload/images/slide/bk4.jpg
  • /upload/images/slide/bk3.jpg
  • /upload/images/slide/bk2.jpg
  • /upload/images/slide/bk1.jpg
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
TỈNH BẮC KẠN
congdoanbackan.org.vn
Menu
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
TỈNH BẮC KẠN
congdoanbackan.org.vn
Nhiệt liệt chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, Đại hội X Công đoàn tỉnh Bắc Kạn, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 ------------- Kỷ niệm 112 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2023)---------------Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6)----------------Ngày Đại dương thế giới (08/6)-------- 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2023)--------------- Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6)--------------- Ngày gia đình Việt Nam 28/6-------------- Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023)----------Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hoà khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm-------------Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc! -------- Công đoàn Việt Nam là tổ chức của người lao động, do người lao động, vì người lao động!-----------------Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh là trách nhiệm của toàn xã hội!---------Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!-----------Các cấp công đoàn hăng hái thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!---------“Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid - 19”-------"

Giãn cách xã hội: Bị tạm hoãn HĐLĐ, nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ ra sao?

Cập nhật lúc 13:45 - 27/07/2021 (GMT +07:00)

Theo đó, hiện nay nhiều nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-Ttg của Chính phủ, nên việc đi lại của NLĐ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ đang ở trong các khu vực bị phong tỏa, cách ly không thể đến công ty để ký kết Văn bản thoả thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Một số doanh nghiệp có số lượng đông CNLĐ chỉ ra Thông báo tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc thông báo nghỉ việc không hưởng lương, hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện sản xuất “3 tại chỗ” theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nên người lao động phải ngừng việc mà chưa nhận được thông báo gì từ người sử dụng lao động.

Thực tế trên dẫn đến việc hoàn thiện hồ sơ hưởng trợ cấp theo Quyết định số 23/QĐ-TTg, nhất là Văn bản thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không lương và việc sao y, công chứng giấy tờ chứng minh mình đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, quyết định nuôi con nuôi... còn gặp không ít khó khăn và lúng túng. Vậy có giải pháp nào để chính sách hỗ trợ của nhà nước đến tay NLĐ một cách kịp thời hay không?

Trường hợp được đến công ty xử lý văn bản

Trả lời cho thắc mắc trên, Luật sư Nguyễn Hữu Toại - Công ty Luật TNHH Hừng Đông (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết - theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các công ty, nhà máy vẫn được hoạt động nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Đối với nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài Khu/Cụm công nghiệp phải đảm bảo: đăng ký hoạt động sản xuất với UBND xã, phường, thị trấn và đảm bảo thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch của đơn vị.

Đối với các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Trưởng Ban Quản lý các KCN và Chế xuất, Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại Khu/Cụm công nghiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo hoạt động sản xuất hàng hóa, không để đứt gãy; quản lý nơi ở, di biến động của các công nhân, lao động trong Khu/Cụm công nghiệp đóng trên địa bàn.

Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp phải xây dựng phương án sản xuất an toàn “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” được UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt và thực hiện nghiêm theo phương án đã được phê duyệt.

Do đó, đối với công ty được hoạt động do đảm bảo “3 tại chỗ”, “1 cung đường hai điểm đến” thì NLĐ vẫn được đến công ty để ký kết văn bản thoả thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương hoặc ngừng việc trong thời gian giãn cách.

Còn đối với công ty phải dừng hoạt động do dịch bệnh, NLĐ có thể thực hiện chuyển văn bản thỏa thuận tạm dừng HĐLĐ qua đường bưu điện. Cụ thể, NLĐ in văn bản thoả thuận tạm hoãn hợp đồng sau đó gửi đến công ty; công ty có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ gửi cho cơ quan nhà nước để đề nghị được hỗ trợ.

Tuy nhiên, rõ ràng việc hoàn thiện hồ sơ, tưởng chừng như đơn giản này ở các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg vẫn khó khăn hơn là ở các tỉnh không thực hiện giãn cách xã hội.

Xem xét thay thế văn bản bằng thông báo

Liên quan đến câu hỏi của bạn đọc, bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, trên thực tế đã có trường hợp cán bộ công đoàn phải vào doanh nghiệp để lấy Quyết định chấm dứt HĐLĐ gửi qua đường bưu điện cho người lao động đã nghỉ việc về quê để NLĐ hoàn thiện hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Dó đó, trong điều kiện phải giãn cách xã hội trên diện rộng như hiện nay (19/25 tỉnh phía Nam áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg để đảm bảo phòng chống dịch) thì việc hoàn thiện hồ sơ hưởng trợ cấp cho người lao động cũng cần được xử lý linh hoạt để đảm bảo đúng đối tượng nhưng vẫn kịp thời hỗ trợ khó khăn cho người lao động.

Theo đó, bà Ngân đề nghị Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương (theo Điều 15 Quyết định 23/QĐ-TTg) có thể xem xét thay thế bằng Thông báo của công ty cho NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, hoặc nghỉ việc không hưởng lương do tình hình dịch bệnh, có xác nhận của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ như: Giấy tờ chứng minh NLĐ đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền thì hướng dẫn cho NLĐ thực hiện bằng cách gửi bản sao (chụp ảnh bản chính) cho công ty và công ty in bản sao và đóng dấu chứng thực “sao y bản chính” hoặc chứng thực của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, cùng với Danh sách NLĐ có xác nhận của cơ quan BHXH về việc có tham gia BHXH trước đó để giúp người lao động hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh chóng, kịp thời.

Ngoài ra, công ty cần thực hiện đúng quy định về việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động để đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội của người lao động theo quy định.

Nguồn: https://laodong.vn/